Cuộc tình duyên hoa gấm


Thân mẫu của nàng, thấy Bồ Tát là người có tướng mạo đoan trang đến nhà nên mừng rỡ, bà dọn chỗ mời Bồ Tát ngồi và dâng cháo.

Bồ Tát nói:

        Nàng Amara đã có cho tôi dùng chút ít rồi.

Mẹ nàng Amara hiểu rằng chàng đến với mục đích được con gái của bà.

Đức Bồ Tát hiểu rõ hoàn cảnh sa sút của gia đình nàng Amara. Bồ Tát xin ở trọ nhà ấy và thưa rằng:

        Thưa mẹ, tôi là người thợ may, vá và mạng y phục. Vậy nhà mẹ có y phục rách thì đem ra cho tôi mạng vá cho.

        Nầy con mẹ có y phục rách nhiều cần phải vá mạng song mẹ không có chi trả công.

        Con chỉ mạng vá không lấy tiền. Xin mẹ đừng ngại chi.

Mẹ nàng Amara liền mang rất nhiều y phục rách trong nhà đem ra đưa cho Bồ Tát vá, mạng được hoàn bị theo trí tuệ của Ngài. Khi vá mạng xong Bồ Tát yêu cầu:

        Xin mẹ cho hàng xóm hay những người nào có y phục cũ rách đem đến cho con lãnh vá mạng luôn cho.

Chúng dân nghe như th ế mang rất nhiều y phục đến cho Bồ Tát vá mạng. Trọn ngày ấy, Bồ Tát mạng vá được tiền một trăm lượng.

Đến bữa cơm tối, thì cha nàng Amara và nàng trở về đến nhà. Dùng cơm xong, Bồ Tát bèn lạy tạ song thân của nàng Amara và xin đính hôm cùng nàng Amara.

Cha mẹ nàng đồng ý và hoan hỷ nhận lời.

Sáng hôm sau, Bồ Tát dạy vợ lấy nửa cân gạo làm ba món ăn: cơm, cháo, và bánh.

Nàng vâng lời làm theo ý chồng, khi làm xong nàng đem dâng đến Bồ Tát. Đồ nấu thật ngon, nhưng Bồ Tát giả bộ chê trách: nàng dâng cháo, Bồ Tát nếm một chút rồi đổ trên đất.

Nàng Amara thưa:

        Nếu anh dùng cháo không vừa miệng xin dùng cơm. Bồ Tát ngửi hơi cơm rồi chê.

Nàng nói:

        Xin anh dùng bánh.

Bồ Tát thọ thử chút ít rồi quở trách liệng bỏ và nói:

        Thế là nàng không lành nghề nấu ăn. Nàng Amara cũng không buồn.

Cư ngụ được ba ngày, Đức Bồ Tát bèn đem hai ngàn lượng bạc đến dâng cho nhạc gia và thưa:

        Tôi xin dâng chút ít này để nhạc gia chi dụng đỡ.

Rồi tôi sẽ tùy tiện phụng dưỡng song thân được an vui trọn đời. Nay tôi xin đem nàng Amara cùng tôi ra đi, xin nhạc gia hoan hỷ.

Hai ông bà đều vui lòng chấp nhận.


Khi Bồ Tát dẫn vợ về đến kinh đô Mithila, Ngài gởi vợ cho môn quan. Vào dinh, Ngài bèn dạy hai thiếu nam ăn mặc sang trọng, tỏ ra con nhà triệu phú đến trêu ghẹo thử ý vợ ngài.

Hai thanh nam tuân theo lời Bồ Tát. Tìm đủ cách để thử thách nàng Amara, nhưng vô hiệu quả nên trở về dinh cho Bồ Tát rõ. Ngài bèn cho người dẫn nàng Amara vào dinh của Ngài. Nàng vào thấy toàn nhà cao sang lộng lẫy nhưng không rõ là nhà của Bồ Tát. Nàng bèn cười rồi khóc.

Bồ Tát hỏi: - Vì sao nàng cười rồi lại khóc?

        Tôi cười bởi kiếp trước khéo tu nên nay người mới được cao sang như vầy, nghĩ đến cái phước của người nên tôi mới cười, còn tôi khóc vì người ỷ quyền cao sang tước trọng mà bóc lột lương dân, cưỡng bách vợ người làm điều ác, ắt sa đọa trong ác đạo chẳng sai.

Bồ Tát nghe qua khen nàng là người chân chính, rồi Ngài dạy đem nàng giao lại cho môn quan, và Ngài vào đền tâu cho Hoàng hậu rõ: ngài đã chọn được vợ hiền.

Hoàng hậu liền tâu cho vua hay, rồi sắm sang hôn lễ đầy đủ cao sang, đến rước nàng Amara vào dinh Bồ Tát.

Từ Đức vua, Hoàng hậu cho đến dân gian thảy đều vui mừng phỉ dạ, chúc tặng quà sính lễ nhiều không kể xiết.

Nàng Amara chia số tặng vật kia làm hai phần: dâng lên vua một phần, còn một phần để riêng cho vợ chồng mình.

Bồ Tát nhờ vài vị quan trong triều về tận Uttara dâng lễ vật cho song thân nàng Amara và xin rước về kinh phụng dưỡng như cha mẹ ruột.

Mối tình giữa đôi tân hôn ngày thêm đẹp. Trên triều đình nhờ có sự giúp đỡ của Bồ Tát mà việc triều chính ngày thêm vững chắc, muôn dân sống trong an cư lạc nghiệp.

Bốn vị giáo sư kia là những kẻ bất tài lại bất chính càng ngày càng bộc lộ chân tướng nên chỉ trong thời gian sau bị đào thải. Để chứng minh rằng: chơn chánh chẳng bao giờ dời đổi, hung ác tà gian phải suy tàn!

 Đây mới là Phật Pháp nhiệm màu vô cùng tận. Vậy người Phật tử cần nên đặt trọn niềm tin tưởng vào lý nhân quả mà Đức Phật thường dạy. Dùng Ánh Sáng Trí Tuệ mà phá tan màn vô minh tiến thẳng đến nơi vô sinh bất diệt là ĐẠI NIẾT BÀN.

Xem thêm:

Cuộc tình duyên hoa gấm

Cuộc tình duyên hoa gấm


Thân mẫu của nàng, thấy Bồ Tát là người có tướng mạo đoan trang đến nhà nên mừng rỡ, bà dọn chỗ mời Bồ Tát ngồi và dâng cháo.

Bồ Tát nói:

        Nàng Amara đã có cho tôi dùng chút ít rồi.

Mẹ nàng Amara hiểu rằng chàng đến với mục đích được con gái của bà.

Đức Bồ Tát hiểu rõ hoàn cảnh sa sút của gia đình nàng Amara. Bồ Tát xin ở trọ nhà ấy và thưa rằng:

        Thưa mẹ, tôi là người thợ may, vá và mạng y phục. Vậy nhà mẹ có y phục rách thì đem ra cho tôi mạng vá cho.

        Nầy con mẹ có y phục rách nhiều cần phải vá mạng song mẹ không có chi trả công.

        Con chỉ mạng vá không lấy tiền. Xin mẹ đừng ngại chi.

Mẹ nàng Amara liền mang rất nhiều y phục rách trong nhà đem ra đưa cho Bồ Tát vá, mạng được hoàn bị theo trí tuệ của Ngài. Khi vá mạng xong Bồ Tát yêu cầu:

        Xin mẹ cho hàng xóm hay những người nào có y phục cũ rách đem đến cho con lãnh vá mạng luôn cho.

Chúng dân nghe như th ế mang rất nhiều y phục đến cho Bồ Tát vá mạng. Trọn ngày ấy, Bồ Tát mạng vá được tiền một trăm lượng.

Đến bữa cơm tối, thì cha nàng Amara và nàng trở về đến nhà. Dùng cơm xong, Bồ Tát bèn lạy tạ song thân của nàng Amara và xin đính hôm cùng nàng Amara.

Cha mẹ nàng đồng ý và hoan hỷ nhận lời.

Sáng hôm sau, Bồ Tát dạy vợ lấy nửa cân gạo làm ba món ăn: cơm, cháo, và bánh.

Nàng vâng lời làm theo ý chồng, khi làm xong nàng đem dâng đến Bồ Tát. Đồ nấu thật ngon, nhưng Bồ Tát giả bộ chê trách: nàng dâng cháo, Bồ Tát nếm một chút rồi đổ trên đất.

Nàng Amara thưa:

        Nếu anh dùng cháo không vừa miệng xin dùng cơm. Bồ Tát ngửi hơi cơm rồi chê.

Nàng nói:

        Xin anh dùng bánh.

Bồ Tát thọ thử chút ít rồi quở trách liệng bỏ và nói:

        Thế là nàng không lành nghề nấu ăn. Nàng Amara cũng không buồn.

Cư ngụ được ba ngày, Đức Bồ Tát bèn đem hai ngàn lượng bạc đến dâng cho nhạc gia và thưa:

        Tôi xin dâng chút ít này để nhạc gia chi dụng đỡ.

Rồi tôi sẽ tùy tiện phụng dưỡng song thân được an vui trọn đời. Nay tôi xin đem nàng Amara cùng tôi ra đi, xin nhạc gia hoan hỷ.

Hai ông bà đều vui lòng chấp nhận.


Khi Bồ Tát dẫn vợ về đến kinh đô Mithila, Ngài gởi vợ cho môn quan. Vào dinh, Ngài bèn dạy hai thiếu nam ăn mặc sang trọng, tỏ ra con nhà triệu phú đến trêu ghẹo thử ý vợ ngài.

Hai thanh nam tuân theo lời Bồ Tát. Tìm đủ cách để thử thách nàng Amara, nhưng vô hiệu quả nên trở về dinh cho Bồ Tát rõ. Ngài bèn cho người dẫn nàng Amara vào dinh của Ngài. Nàng vào thấy toàn nhà cao sang lộng lẫy nhưng không rõ là nhà của Bồ Tát. Nàng bèn cười rồi khóc.

Bồ Tát hỏi: - Vì sao nàng cười rồi lại khóc?

        Tôi cười bởi kiếp trước khéo tu nên nay người mới được cao sang như vầy, nghĩ đến cái phước của người nên tôi mới cười, còn tôi khóc vì người ỷ quyền cao sang tước trọng mà bóc lột lương dân, cưỡng bách vợ người làm điều ác, ắt sa đọa trong ác đạo chẳng sai.

Bồ Tát nghe qua khen nàng là người chân chính, rồi Ngài dạy đem nàng giao lại cho môn quan, và Ngài vào đền tâu cho Hoàng hậu rõ: ngài đã chọn được vợ hiền.

Hoàng hậu liền tâu cho vua hay, rồi sắm sang hôn lễ đầy đủ cao sang, đến rước nàng Amara vào dinh Bồ Tát.

Từ Đức vua, Hoàng hậu cho đến dân gian thảy đều vui mừng phỉ dạ, chúc tặng quà sính lễ nhiều không kể xiết.

Nàng Amara chia số tặng vật kia làm hai phần: dâng lên vua một phần, còn một phần để riêng cho vợ chồng mình.

Bồ Tát nhờ vài vị quan trong triều về tận Uttara dâng lễ vật cho song thân nàng Amara và xin rước về kinh phụng dưỡng như cha mẹ ruột.

Mối tình giữa đôi tân hôn ngày thêm đẹp. Trên triều đình nhờ có sự giúp đỡ của Bồ Tát mà việc triều chính ngày thêm vững chắc, muôn dân sống trong an cư lạc nghiệp.

Bốn vị giáo sư kia là những kẻ bất tài lại bất chính càng ngày càng bộc lộ chân tướng nên chỉ trong thời gian sau bị đào thải. Để chứng minh rằng: chơn chánh chẳng bao giờ dời đổi, hung ác tà gian phải suy tàn!

 Đây mới là Phật Pháp nhiệm màu vô cùng tận. Vậy người Phật tử cần nên đặt trọn niềm tin tưởng vào lý nhân quả mà Đức Phật thường dạy. Dùng Ánh Sáng Trí Tuệ mà phá tan màn vô minh tiến thẳng đến nơi vô sinh bất diệt là ĐẠI NIẾT BÀN.

Xem thêm:

Đọc thêm..